ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN
ThS. Trần Xuân Quang
Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trường ĐH Vinh
Tóm tắt: Trong công trình này tác giả đã tập trung nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Con Cuông, tỉnh nghệ An. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá cảnh quan, phương pháp bản đồ với phần mềm ArcGis để thành lập bản đồ đánh giá mức độ thích nghi đối với đối tượng nghiên cứu.
1. Mở đầu
Sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững ở miền núi hiện nay gập nhiều khó khăn do những trở ngại về hạ tầng cũng như mức sống, việc khai thác quá mức các điều kiện tự nhiên dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phân bố hợp lý không gian lãnh thổ là rất quan trọng và cấp thiết, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Từ thực tế đó tác giả Trần Xuân Quang dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Văn Thanh đã tiếp cận nghiên cứu và thu được những kết quả bước đầu.
2. Tóm lược kết quả nghiên cứu
Kết quả công trình nghiên cứu được tóm lược ở những nội dung sau:
- Xây dựng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho các đối tượng nghiên cứu: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, sản xuất nông nghiệp, cây mía, cây cam. Trên cơ sở so sánh giữa yêu cầu sinh thái của các đối tượng nghiên cứu nói trên với đặc điểm các loại cảnh quan ở lãnh thổ nghiên cứu để phân bậc các chỉ tiêu và cho điểm từng bậc. Kết quả phân chia 3 bậc: S1: Rất thích nghi (3 điểm); S2: Thích nghi (2 điểm); S3: Ít thích nghi (1 điểm); N: Không đánh giá.
- Xây dựng bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái tỉ lệ 1: 50.000 cho các đối tượng nghiên cứu (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, sản xuất nông nghiệp, cây mía, cây cam).
- Xây dựng biểu đồ cơ cấu diện tích đánh giá và kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho các đối tượng nghiên cứu (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, sản xuất nông nghiệp, cây mía, cây cam) các xã trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Biểu đồ cơ cấu diện tích đánh giá TNST cho cho mục đíchphát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất
Biểu đồ cơ cấu diện tích đánh giá TNST cho mục đích phát triển cây mía, cây cam
3. Kết luận
- Từ việc phân tích đặc điểm của các nhân tố thành tạo cảnh quan, công trình nghiên cứu đã đưa ra được hệ thống phân loại cảnh quan huyện Con Cuông gồm 7 cấp: Hệ thống CQ → Phụ hệ thống CQ → Lớp CQ → Phụ lớp CQ → Kiểu CQ → Hạng CQ → Loại CQ. Thành lập được bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu ở tỷ lệ 1:50.000. Phân tích được sự phân hóa đa dạng của cảnh quan khu vực nghiên cứu thể hiện qua cấu trúc CQ gồm có 3 lớp CQ, 5 phụ lớp CQ, 17 hạng CQ và 82 loại CQ. Đồng thời, làm rõ mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các đơn vị cảnh quan trong một hệ thống thống nhất, đưa ra được bức tranh toàn cảnh về đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
- Công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá trung bình cộng, có trọng số được sử dụng trong quá trình đánh giá. Kết quả đánh giá thành phần được được xác định ở 3 cấp độ (rất thích nghi, thích nghi, ít thích nghi, không đánh giá), biểu hiện trên các bản đồ đánh giá. Tiến hành đánh giá mức độ thích nghi các đơn vị loại cảnh quan cho phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Đối với ngành lâm nghiệp lựa chọn đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ và phát triển rừng sản xuất. Ngành nông nghiệp cho các mục đích sử dụng đất: trồng cây hàng năm. Công trình cũng đã đánh giá phát triển cây cam, cây mía theo đơn vị loại cảnh quan.
- Căn cứ kết quả đánh giá, hiện trạng và quy hoạch phát triển KT-XH huyện Con Cuông trong thời gian tới, tiến hành đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị cảnh quan, phù hợp với chức năng cảnh quan và những giải pháp, phát triển nhằm sử dụng hợp lý TNTN.